Quy trình bảo dưỡng xe nâng dầu, xe nâng điện theo chuẩn 2023

Thường xuyên bảo dưỡng xe nâng hàng sẽ giúp hạn chế hư hỏng, đảm bảo an toàn, đồng thời tăng năng suất làm việc một cách hiệu quả. Xem ngay quy trình bảo dưỡng xe nâng dầu, xe nâng điện của Xe nâng Doosan Việt Nam để áp dụng cho doanh nghiệp của bạn một cách chính xác nhất.

Tổng quan về bảo dưỡng xe nâng

Xe nâng hàng là thiết bị quan trọng, xuất hiện phổ biến trong các nhà kho, xí nghiệp sản xuất, bến cảng, bến tàu. Nó đóng vai trò nâng đỡ và di chuyển hàng hóa có tải trọng lớn. Để đảm bảo xe nâng hoạt động được an toàn và ổn định, người dùng cần thường xuyên bảo dưỡng định kỳ. 

1. Tại sao cần thực hiện bảo dưỡng xe nâng?

Bảo dưỡng xe nâng định kỳ sẽ đem đến những lợi ích sau đây:

  • Giúp xe nâng hoạt động bền bỉ, êm ái, nâng cao năng suất làm việc.
  • Kịp thời phát hiện các lỗi hư hỏng của xe nâng để có biện pháp sửa chữa và thay thế kịp thời.
  • Kéo dài tuổi thọ cho xe nâng, hạn chế hư hỏng cho các phụ kiện, linh kiện của xe.
  • Đảm bảo an toàn khi lái xe, tránh những sự cố gây nguy hiểm đến tính mạng của người lái xe.

2. Cách tính thời gian bảo dưỡng xe nâng

Thông thường sẽ có hai cách tính thời gian bảo dưỡng xe nâng để đảm bảo an toàn khi vận hành.

  • Tính theo giờ hoạt động của xe nâng: Dưới 1000 giờ (900h, 600h, 300h), từ 1000 - 2000 giờ (1200h, 1500h, 1800h), trên 2000 giờ (2100h và 2400h).
  • Tính theo tháng hoạt động của xe nâng: Xe đã hoạt động 1.5 tháng, 3 tháng, 4.5 tháng, 6 tháng, 7.5 tháng, 9 tháng, 10.5 tháng và 12 tháng.
bảo dưỡng xe nâng cần được coi trọng để xe luôn hoạt động tốt, tăng tuổi thọ cho thiết bị

Quy trình bảo dưỡng xe nâng

1. Quy trình bảo dưỡng xe nâng dầu/ gas/ xăng

Bảo dưỡng xe nâng dầu, xăng hoặc gas được thực hiện tương tự như nhau. Kỹ thuật viên sẽ thực hiện các công việc sau đây:

  • Tiến hành vệ sinh bộ lọc gió cho những xe nâng đã làm việc liên tục trong 70 giờ đầu.
  • Kiểm tra lượng dầu Diesel/ xăng hoặc gas bên trong máy có bị cạn hay giảm chất lượng hay không và tiến hành thay dầu sau 200 - 300 giờ hoạt động.
  • Sử nhớt 40 thay cho máy và dung tích bình chứa nhớt của xe là khoảng 8 lít. Sau 2 lần cho thêm nhớt, lọc lại một lần nữa để đảm bảo nó luôn được trong. 
  • Sau 200 giờ xe hoạt động liên tục nên tiến hành kiểm tra nhớt thuỷ lực, nếu nhớt chuyển màu đen có cặn thì cần thay mới ngay. Loại nhớt thường được sử dụng cho xe nâng là nhớt 10 với dung tích mỗi lần thay là 50 lít.
  • Thực hiện thay nhớt hộp số khi xe vận hành liên tục sau 20.000 giờ đồng hồ, nên lựa chọn nhớt 90 cho hiệu quả sử dụng tốt nhất.
  • Kiểm tra dầu thắng, nếu có dấu hiệu đổi màu cần tiến hành thay mới để xe được vận hành an toàn. Lựa chọn loại dầu Dot 3 hoặc Dot 4 tuỳ vào từng loại xe nâng.
  • Mỗi lần bảo dưỡng xe nâng hãy dùng máy tra mỡ bôi trơn phần xích nâng, đồng thời thêm nhớt cho bạc đạn ở bánh xe để đảm bảo sẻ di chuyển trơn tru và hạn chế hen gỉ.
Quy trình bảo dưỡng xe nâng dầu

2. Quy trình bảo dưỡng xe nâng điện

Đối với các dòng xe nâng điện ngồi lái sẽ có các bước bảo dưỡng tương đối giống nhau, nhưng lại khác hoàn toàn so với xe nâng chạy bằng động cơ đốt trong (xăng, dầu, ga). 

  • Sử dụng hoá chất chuyên dụng để vệ sinh khô cho máy để loại bỏ các vết bẩn, gỉ sét bên ngoài sau thời gian dài sử dụng.
  • Tiến hành vệ sinh bình ắc quy thật sạch, kiểm tra xem bình có nhiều nước không và tiến hành châm thêm nước cho bình để đảm bảo máy luôn hoạt động tốt nhất.
  • Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống sạc của bình ắc quy, quan sát xem khi sạc đầy hệ thống có tự ngắt không.
  • Tra thêm mỡ bôi trơn tại các vị trí ốc ở bánh xe, xích của xe để đảm bảo sự trơn tru khi chuyển động.
  • Tiến hành kiểm tra động cơ chạy và hệ thống nâng hạ của xe một cách cẩn thận và đảm bảo các bộ phận khác luôn ở trong trạng thái hoạt động tốt nhất.
  • Vệ sinh lại board, mạch điện tử, socket và các đầu nối dây điện để phát hiện sớm các hư hỏng từ đó có biện pháp sửa chữa và thay thế kịp thời.
  • Xem xét kỹ hệ thống còi xe, thắng xe, đèn và các bộ phận trợ lực khi lái.
Quy trình bảo dưỡng xe nâng điện

3. Quy trình bảo dưỡng xe nâng tay chạy điện

Đối với các dòng xe nâng tay điện, quy trình bảo dưỡng được thực hiện đơn giản thông qua các công việc sau đây:

  • Thực hiện vệ sinh xe bằng hoá chất chuyên dụng để loại bỏ các vết bẩn và gỉ sét.
  • Kiểm tra và làm sạch bình ắc quy, tra thêm nước trong trường hợp nước trong bình đã hết.
  • Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống sạc điện của xe nâng tay điện.
  • Xem xét lại toàn bộ van, ống dẫn dầu nhớt, hệ thống thuỷ lực và các phụ kiện của xe nâng.
  • Vệ sinh board của mạch điện tử, các socket, đầu nối dây điện, tiến hành thay thế nếu hư hỏng. 
  • Kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng, thắng, còi xe xem có hoạt động tốt không.
  • Xem lại toàn bộ hệ thống trợ lực lái và bôi thêm dầu mỡ để giúp vận hành trơn tru.
Quy trình bảo dưỡng xe nâng tay chạy điện

Danh mục những bộ phận cần thực hiện bảo trì, bảo dưỡng của xe nâng

Những bộ phận của xe nâng cần được kiểm tra thường xuyên và bảo trì, bảo dưỡng định kỳ khi đến hạn:

STT

Bộ phận

STT

Bộ phận

1

Bình điện (các chi tiết cần kiểm tra như: mực nước, nồng độ, châm nước cất,…)

20

Cầu chủ động

2

Hệ thống dây điện

21

Bơm mỡ

3

Hệ thống đèn chiếu sáng, đèn báo hiệu

22

Dầu thủy lực

4

Công tắc khởi động

23

Tắc kê bánh xe

5

Các contactor

24

Hệ thống phanh xe

6

Bảng điều khiển

25

Bánh thăng bằng

7

Các loại motor (motor chạy, nâng hạ, trợ lực lái) kiểm tra tình trạng than, cổ góp

26

Bánh chịu tải

8

Các cầu chì

27

Bánh lái

9

Hộp điều khiển

27

Bơm thủy lực

10

Công tắc

28

Bộ chia dầu thủy lực

11

Kèn, còi

29

Ống dầu thủy lực

12

Chân ga

30

Càng nâng, khung nâng

13

Đồng hồ hiển thị

31

Kiểm tra kỹ tình trạng các xilanh: dịch chuyển, lái, nghiêng, nâng

14

Giắc cắm bình

32

Xích nâng

15

Gương chiếu hậu

33

Bạc đạn khung nâng

Cách bảo dưỡng xe nâng theo từng khoảng thời gian sử dụng

1. Bảo dưỡng xe nâng hàng ngày

Xe nâng là thiết bị được sử dụng phổ biến trong các nhà máy, công xưởng, kho hàng với mật độ làm việc cao. Do đó, sau khi hết 1 ngày làm việc người dùng nên bảo dưỡng và vệ sinh để máy hoạt động được tốt nhất. Các công việc cần làm bao gồm:

  • Kiểm tra lượng xăng dầu, điện xem còn nhiều hay không, tiến hành nạp thêm nếu hết.
  • Kiểm tra độ mòn của lốp xe nâng, thay thế nếu lốp xe đã mòn, hư hỏng để đảm bảo an toàn và tránh trơn trượt khi sử dụng.
  • Kiểm tra lại hệ thống đèn xem có đủ chiếu sáng đường đi hay không.
  • Kiểm tra hệ thống phanh xe xem có lỗi hay hư hỏng không.
  • Xem lại mức dầu ở động cơ, dầu nguyên liệu, nước tản nhiệt, chất lỏng thuỷ lực.

2. Bảo dưỡng xe nâng hàng tháng

Sau 1 tháng làm việc liên tục, xe nâng cần phải được chăm sóc và kiểm tra kỹ các bộ phận sau:

  • Hãy đảm bảo bôi trơn các bộ phận cột nâng, khung nâng của xe.
  • Thay thế dầu động cơ, làm sạch dầu cặn để giúp nó hoạt động trơn tru và êm ái hơn.
  • Vệ sinh sạch sẽ bộ lọc khí của xe nâng, hạn chế khí độc thải ra ngoài môi trường.
  • Điều chỉnh lại tốc độ không tải của động cơ và thời điểm đánh lửa trên xe.
  • Hãy kiểm tra kỹ độ căng của dây curoa và đai truyền động của xe nâng.
  • Kiểm tra vận hành xi lanh nâng và nghiêng xem xe có hoạt động tốt hay không.

3. Bảo dưỡng xe nâng hàng quý

Sau 4 tháng sử dụng, người dùng cần tiến hành các công việc bảo trì, bảo dưỡng xe nâng sau đây:

  • Thực hiện kiểm tra bàn đạp tự do, phanh tay, hộp điều khiển xe có hoạt động tốt hay không. Đảm bảo sửa chữa và thay thế khi gặp lỗi hoặc hư hỏng.
  • Kiểm tra lại độ căng của dây xích, nếu dây bị trùng hãy kéo căng để xe di chuyển được tốt nhất.
  • Đảm bảo cột buồm và con lăn vẫn dịch chuyển bình thường.
  • Kiểm tra lại xilanh nghiêng, xilanh nâng, bơm dầu thuỷ lực, dầu vi sai, truyền động của xe nâng.
  • Xem xét lại toàn bộ van thông thông gió trục khuỷu và bộ lọc nhiên liệu.
  • Tiến hành thay thế bộ thuỷ lực, sau đó tháo nước của bộ tách nước.
  • Hãy đảm bảo điều chỉnh lại ổ trục nhỏ ly hợp, ống lót hỗ trợ cốt và chân xilanh nghiêng.

4. Bảo dưỡng xe nâng sau nửa năm

Sau nửa năm hoạt động, xe nâng cần được nghỉ ngơi và được chăm sóc thông qua các công việc như sau:

  • Kiểm tra tình trạng hoạt động của bộ trợ lực phanh, momen xoắn của bu lông đầu động cơ và đai ốc của xe.
  • Tiếp thêm chất làm mát động cơ cho bình đảm bảo luôn cung cấp đủ nhiên liệu cho xe hoạt động ổn định.
  • Kiểm tra bộ lọc nhiên liệu, bộ phách tách nước dầu diesel
  • Tra thêm mỡ cho trục bánh xe và tiến hành thay dầu phanh xe.

5. Bảo dưỡng xe nâng hàng năm

Khi xe nâng vận hành liên tục sau 1 năm, người dùng cần làm mới và bảo dưỡng qua các công việc sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ xe nâng, sửa chữa và làm lành các vị trí bị ăn mòn, oxy hóa hay bị lỗi.
  • Thay thế lốp xe mới hoàn toàn nếu đã bị ăn mòn và mất khả năng ma sát.
  • Bôi trơn lại toàn bộ các chi tiết để xe có thể hoạt động được tốt nhất.

Như vậy bài viết vừa rồi đã hướng dẫn cho quý bạn đọc quy trình bảo dưỡng xe nâng đúng kỹ thuật và chi tiết nhất. Nếu bạn đang sử dụng xe nâng Doosan Hàn Quốc và có nhu cầu bảo dưỡng, thay thế phụ tùng, phụ kiện hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất. Hotline 1900 55 88 77.

>>> Xem thêm:

Biểu mẫu, checklist kiểm tra xe nâng dầu, xe nâng điện

Dung tích bình dầu xe nâng diesel và định mức tiêu hao nhiên liệu

Các lỗi thường gặp của xe nâng điện, xe nâng dầu chi tiết

Kế hoạch & Quy trình bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị

Được viết bởi

anh-nguyen-my-nguyen
Nguyễn Mỹ Nguyên
Trưởng nhóm Dịch vụ Kỹ thuật Doosan

Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật xe nâng cùng 5 năm gắn bó với Xe nâng Doosan Việt Nam chắc chắn sẽ là nền tảng để anh Nguyên chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm và tin tức về hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng xe nâng cũng như thiết bị máy móc, máy công trình khác.

Đánh giá & nhân xét

(0) đánh giá
  • 0%
  • 0%
  • 0%
  • 0%
  • 0%

Đánh giá*

Vui lòng đánh giá sao!

Số điện thoại không đúng định dạng!

Số điện thoại là bắt buộc!

Họ và tên là bắt buộc!

Nội dung là bắt buộc!

Nhận xét

Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

default

Thông tin bình luận

Liên hệ với chúng tôi

Nhận báo giá xe nâng sau 05 phút


Họ và Tên là bắt buộc!


Số điện thoại là bắt buộc!

Số điện thoại không đúng định dạng!


Nội dung là bắt buộc!


Email là bắt buộc!


* Quý khách có thể liên hệ trực tiếp tới
Holtine: 1900558877 để được giải đáp thắc mắc nhanh nhất